Khi thành lập công ty thì vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên đã góp hoặc cam kết góp. Việc bổ sung vốn điệu lệ công ty trong quá trình hoạt động là quyền lựa chọn của doanh nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển, mở rộng kinh doanh của công ty. Nếu đang muốn thực hiện thủ tục tăng vốn điều lệ công ty, vui lòng tham khảo chi tiết trình tự để tăng thêm vốn điều lệ thông qua bài viết dưới đây nhé!
Những loại hình doanh nghiệp nào được tăng vốn điều lệ công ty?
Tất cả các loại hình doanh nghiệp có vốn điều lệ đều được phép tăng vốn điều lệ nhằm mở rộng quy mô hoạt động của doanh nghiệp và bổ sung các lợi ích khác cho công ty tùy thuộc vào nhu cầu và khả năng của chủ sở hữu doanh nghiệp đó.
Các loại hình doanh nghiệp có thể tăng vốn điều lệ công ty:
- Công ty trách nhiệm hữu hạn (bao gồm: công ty TNHH một thành viên; công ty TNHH hai thành viên trở lên);
- Công ty hợp danh;
- Công ty cổ phần;
Tăng vốn điều lệ công ty bằng cách nào?
- Thực hiện thông báo kêu gọi vốn góp của các thành viên cổ đông, hội đồng quản trị doanh nghiệp công ty
- Gia tăng thêm số lượng thành viên góp vốn mới.
- Chủ sở hữu tự bỏ tiền cá nhân và góp vốn vào công ty.;
Các phương thức tăng vốn điều lệ công ty của các loại hình doanh nghiệp:
Đối với tăng vốn điều lệ công ty cổ phần:
- Thực hiện thủ tục chào bán cổ phần: Bao gồm thủ tục chào bán cổ phần riêng lẻ, chào bán cổ phần ra công chúng, chào bán cho các cổ đông hiện hữu.
Chú ý: Trong trường hợp chào bán cổ phần riêng lẻ của công ty cổ phần thông thường (không phải công ty đại chúng) để tăng vốn điều lệ công ty, doanh nghiệp cần phải thông báo việc chào bán cổ phần riêng lẻ với Cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định chào bán cổ phần riêng lẻ. Công ty có quyền bán cổ phần sau 05 ngày làm việc, kể từ ngày gửi thông báo mà không nhận được ý kiến phản đối của Cơ quan đăng ký kinh doanh.
Chính vì vậy, đối với công ty cổ phần nếu có nhu cầu tăng vốn điều lệ đồng thời có phát sinh thêm cổ đông mới góp vốn thì không thực hiện đồng thời 2 thủ tục này (trừ trường hợp làm thủ tục chào bán cổ phần riêng lẻ). Do đó, để thuận lợi cho doanh nghiệp, Các bạn nên cho chuyển nhượng một phần nhỏ cổ phần cho cổ đông mới, sau đó mới thực hiện bước 2 là tăng vốn điều lệ cho công ty cổ phần thì thủ tục sẽ đơn giản và nhanh gọn hơn.
Đối với tăng vốn điều lệ công ty TNHH 1 thành viên:
- Tăng vốn điều lệ bằng việc chủ sở hữu công ty góp thêm vốn hoặc người khác góp thêm vốn vào công ty. Chủ sở hữu quyết định hình thức tăng vốn điều lệ và mức tăng vốn điều lệ công ty.
- Trường hợp tăng vốn điều lệ công ty bằng việc huy động thêm phần vốn góp của người khác, công ty phải tổ chức quản lý theo một trong hai loại hình doanh nghiệp mới sau đây:
+ Nếu sau khi góp vốn mà công ty có từ 3 thành viên/cổ đông thì công ty tổ chức quản lý theo mô hình công ty cổ phần hoặc công ty TNHH 2 thành viên trở lên;
+ Nếu sau khi góp vốn mà công ty có 2 thành viên thì công ty tổ chức quản lý theo mô hình công ty trách nhiệm hai thành viên và công ty phải thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày hoàn thành việc tăng vốn điều lệ.
Đối với tăng vốn điều lệ công ty TNHH 2 thành viên trở lên:
- Tiếp nhận vốn góp của thành viên mới, sau đó phân chia tỷ lệ theo vốn điều lệ mới tăng.
- Tăng vốn góp của thành viên: Trường hợp tăng vốn góp của thành viên thì vốn góp thêm được phân chia cho các thành viên theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong vốn điều lệ công ty tại thời điểm công ty tiến hành thủ tục tăng vốn điều lệ mới.
>>> Tham khảo chi tiết tại: https://namvietluat.vn/thu-tuc-tang-von-dieu-le-cong-ty/
Có 0 nhận xét Đăng nhận xét